Hôi miệng: coi chừng bệnh nguy hiểm

 Hoi mieng Chứng hôi miệng là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như viêm đường hô hấp, xoang, mũi, phổi, bệnh gan, thận. 

 “Ngửi mùi”… đoán bệnh 

Hôi miệng được chia thành hai loại, bao gồm hôi miệng tạm thời và hôi miệng thật sự. Hôi miệng tạm thời xảy ra khi hơi thở có mùi hôi nhưng chỉ tồn tại một thời gian ngắn như mỗi sáng thức dậy, miệng có mùi hôi do ban đêm ngủ, nước bọt tiết ra ít, vi khuẩn tự do hoạt động sinh ra nhiều mùi hôi vào lúc sáng. Sẽ hết hôi miệng khi ăn sáng, chải răng. Ăn một số thức ăn như hành, tỏi, trứng, cá, gia vị… sẽ bị hôi miệng trong nhiều giờ hoặc vài ngày. Một số thuốc uống cũng gây hôi miệng tạm thời như thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm…

Ở phái nữ, các thay đổi về nội tiết lúc trứng rụng, lúc có kinh nguyệt có thể làm cho cơ thể có mùi đặc biệt. Hôi miệng do khô miệng tạm thời  sau khi nói nhiều, bị căng thẳng hay lo lắng.

Hôi miệng: coi chừng bệnh nguy hiểm, Răng - Hàm - Mặt, Sức khỏe đời sống, Hoi mieng, rang mieng, nhiem trung, sau rang, nha khoa, benh ho hap, suc khoe, bao.

Nên khám răng miệng định kỳ để giúp phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý Ảnh: A.Nguyễn.

Hôi miệng thật sự do các nguyên nhân ngoài miệng như: do các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm xoang,viêm amiđan mủ hay hốc, viêm phổi - phế quản; hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường (hơi thở mùi acêtôn), bệnh suy thận (mùi cá ươn), bệnh gan (mùi trứng ung pha với tỏi)… Nếu một người đột ngột bị hôi miệng nặng thì phải nghĩ đến một bệnh lý toàn thân nào đó.

Bác sĩ Nguyễn Thúy Lan, khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết để xác định nguồn gốc của mùi hôi, người bệnh có thể bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là bệnh răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi người bệnh bịt mồm, thổi ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân lại là ngoài miệng.

 Cách chống hôi miệng 

Theo các BS, trước hết, cần xác định đúng nguyên nhân gây hôi miệng để có thể đưa ra những biện pháp chữa trị phù hợp. Đặc biệt chú ý đến bệnh viêm lợi và bệnh viêm quanh răng bởi đây là một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất gây chứng hôi miệng mãn tính. Bệnh do các vi khuẩn tồn tại trong các mảng bám trên răng sinh ra. Ngoài việc gây hôi miệng, bệnh này còn ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh, gây ăn uống không ngon miệng. Một nguyên nhân khác gây hôi miệng là do nhịn ăn bởi khi nhịn ăn, lượng nước bọt trong miệng sẽ giảm, không đủ để rửa sạch vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt răng, lợi.

Ngoài ra, cũng có thể nguyên nhân hôi miệng đến từ nước súc miệng. Thực chất, nước súc miệng chỉ có tác dụng che dấu mùi hôi trong một khoảng thời gian ngắn, không phải là biện pháp điều trị. Hơn nữa, nếu dùng quá thường xuyên, thành phần rượu trong nước súc miệng sẽ gây phản ứng ở các mô trong khoang miệng, và kết quả về lâu về dài là miệng… càng hôi. Do vậy chỉ nên dùng nước súc miệng 1 hoặc 2 lần trong ngày sau khi đã đánh răng.

Nếu nguyên nhân hôi miệng bắt nguồn từ miệng, cần thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn); cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng; thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu); không nên hút thuốc lá; dùng đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy; đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xử lý các nguyên nhân gây thở hôi như: chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu.

Với những bệnh nhân mà chứng hôi miệng không phát sinh từ khoang miệng, nên đi khám nha khoa để được điều trị thích hợp.

Nguồn: 24h.com.vn

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment