Duyên văn Thùy Dương phần mềm iseo -

 Chủ đề "đi tìm thời gian đã mất" của mỗi đời người, mỗi thân phận người, mỗi kiếp người đong đầy "ái - ố - hỉ -nộ" và cả "tham - sân - si". Và chính điều đó đã làm cho Chân trần, cuốn tiểu thuyết 300 trang, bỗng chốc có cái giãn nở của không gian - thời gian nghệ thuật. 

 Chân trần (Nxb Trẻ, 2013) là cuốn tiểu thuyết thứ năm của Thùy Dương. Là một nhà báo có thâm niên và kỳ cựu trong nghề, nên nhân vật chính trong cuốn sách này, không ai khác là một nữ nhà báo.

Xây dựng nhân vật chính theo cách này thật tiện lợi nhiều bề: cứ "rút ruột" mình ra mà viết, cứ khai thác mình cho đến cạn kiệt trên từng con chữ, cứ nhẩn nha kể chuyện đời, chuyện nghề mà không mấy ai tỵ nạnh và không sợ ám chỉ.

Không gian thì đa chiều, thời gian thì hai chiều luôn sánh   phần mềm iseo   vai nhau trong toàn bộ câu chuyện của một nữ nhà báo. Hiện tại và quá khứ, thực và ảo, hiện sinh và tâm linh cứ hòa trộn vào nhau khó bóc tách rành mạch. Một cái gì đó mơ hồ nhưng luôn hiện hữu trong những giấc mơ chợt đến, chợt tan của nhân vật "Tôi" (nữ nhà báo) - người kể chuyện.

Đời sống tâm linh của con người được miêu tả trong tiểu thuyết Chân trần không phải bằng những xác tín không thể bắt bẻ, những phủ định cực đoan cõi nhân gian, hoặc bằng cách thức bỏ bùa mê con người đang sống trong một thời đại kỹ trị. Nếu làm theo cách đó thì Thùy Dương dù được   phần mềm iseo   đánh giá là cây bút vừa tinh tế, giàu nữ tính vừa sắc lẻm cũng dễ bề bị "lật tẩy" bởi một công chúng nghệ thuật ngày nay thông minh hơn, khó tính hơn, nhưng cũng đôi khi "đỏng đảnh" hơn.

Tôi chia sẻ với nhà thơ Trương Đăng Dung (ông vốn là một nghiên cứu viên cao cấp của Viện Văn học), cho rằng, "Đằng sau hiện thực có hiện thực". Phải đặt Chân trần của Thùy Dương trong dòng tiểu thuyết tâm linh hôm nay mới thấy hết ý nghĩa của nó. Những năm đầu thế kỷ 21,   phần mềm iseo   trên văn đàn xuất hiện nhiều tiểu thuyết viết về văn hóa tâm linh của người Việt Nam như Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Cõi người rung chuông tận thế, Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái, Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng, Ngược mặt trời của Nguyễn Một, Họ vẫn chưa về của Nguyễn Thế Hùng... Thùy Dương góp vào dòng văn chương tâm linh bằng các tiểu thuyết Thức giấc, Nhân gian  Chân trần với một lối viết ngày càng uyển chuyển và thâm hậu.

Tâm linh (nếu hiểu theo nghĩa đúng đắn nhất, tích cực nhất của từ này) có ý nghĩa gì đối với đời sống của con người, đặc biệt trong thời đại kỹ trị? Công nhận có một đời sống tâm linh (khác hẳn với đời sống hiện hữu, hiện sinh theo quan điểm duy vật), chắc chắn là nghệ thuật (trong đó có văn chương) sẽ mở rộng, đào sâu,   phần mềm iseo   phát triển các giá trị sống (mà trong phạm trù văn hóa thì "giá trị" là một thành tố quan trọng nhất cùng với "thế ứng xử" và "bản sắc"). Nói cách khác coi trọng tâm linh là chúng ta đã "nối dài các giác quan" của con người, đã nhìn con người trong mối tương quan của quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì thế mà câu chuyện của nữ nhà báo với những người chết (có quan hệ máu mủ, ruột thịt), như là một giả định nghệ thuật, để phát hiện các thế ứng xử của con người trong những môi trường sống khác nhau. Từ đó làm phát lộ văn hóa, nhưng là văn hóa tâm linh như một phần hữu cơ của đời sống con người ở cõi nhân gian từ xưa đến nay.

Thùy Dương đã từng được độc giả ái mộ qua những truyện ngắn xinh xắn, đong đầy hoài niệm. Nhưng dường như chưa phát lộ, chưa độc sáng, chưa độc đáo khi chưa trình làng văn bằng tiểu thuyết. Hẳn thế nên Thùy   phần mềm iseo   Dương có ý thức chăm chút cho tiểu thuyết, bắt đầu rõ đường nét, bản sắc từ Ngụ cư (Giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ II, 2002 -2004, của Hội Nhà văn Việt Nam). Cái chân đế của văn Thùy Dương trong tiểu thuyết, đặc biệt trong Chân trần , là sự xức cảm cao độ, tình cảm chân thành và với một giọng điệu thương cảm "thương người như thể thương thân". Tuy nhiên, nếu chỉ như thế thì dễ nhẹ bỗng, tan loãng, thậm chí dễ rơi vào ủy mị. Thật là mâu thuẫn khi đọc văn Thùy Dương: hình như luôn luôn là hai cực - mềm mỏng đấy mà quyết liệt đấy, bay bổng đấy mà rất chi tiết xác thực đấy, nhìn rất gần mà lại rất xa đấy... Nghĩa là con người, văn chương, câu chữ của Thùy Dương là những cực khác nhau, thu hút nhau.

Là phụ nữ, đôi khi Thùy Dương vẫn không giấu được cái tính "tham" của mình trong viết văn. Tôi hình dung Thùy Dương như một người đam mê "shopping", thấy gì cũng hay, thấy gì cũng ham, rồi chất đầy một xe đẩy hàng   phần mềm iseo   họ. Nghĩa là vẫn thỉnh thoảng thích kể lể, con cà con kê, vòng vo tam quốc. Sẽ là sắc bén hơn, sẽ là óng chuốt hơn, sẽ là như mũi tên bật khỏi cánh cung lao thẳng tới đích nhanh hơn, nếu dám rút tỉa, cắt xén, trau chuốt mạnh dạn hơn nữa.

Nhưng mà "đành lòng vậy cầm lòng vậy". Tôi cứ nghĩ còn đòi hỏi gì hơn khi một người phụ nữ vừa đi làm kiếm sống, vừa lo thu vén gia đình, vừa lập nghiêp, vừa tranh thủ cầm bút viết để giãi bày, để chia sẻ với nhiều người. Mà tâm sự, chia sẻ trong Chân trần thì thật là thấm thía.

BÙI VIỆT THẮNG

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment