Vệt mờ đục trong bỉm bé là gì?

 Con trai tôi được 6 tháng tuổi, phải đóng bỉm suốt ngày vì trời quà lạnh. Một tuần trở lại đây, khi thay bỉm cho con, tôi thấy trong bỉm có vệt mờ đục đã khô. - Alobacsi.vn -  

 Trước mỗi lúc con tè, cu cậu có vẻ khó chịu, đạp tay chân loạn lên.   Tôi tự kiểm tra thấy chim bé bình thường, mông cũng không bị hăm tã. Tuy vậy tôi vẫn thường xuyên rửa nước chè xanh cho con. Xin hỏi bác sĩ, vệt mờ đục trong bỉm bé có phải nước tiểu đóng khô không? Có điều gì bất bình thường không, thưa bác sĩ. Hoàng Thị Mai (Thanh Xuân, Hà Nội). 

Vết mờ khô đục trên bỉm con như chị tả rất có khả năng là mủ niệu. Tôi nghĩ nhiều đến khả năng bé bị nhiễm khuẩn đường tiểu. Tuy nhiên để khẳng định chính xác, chị nên đưa con tới viện khám để làm xét nghiệm nước tiểu.

Chị cũng nên kiểm tra xem, khi con tè "chim" bé có phồng lên thành một bọng nước không, bé có đái xiên, đái lệch dòng hay không. Để kiểm tra được những điều này, chị nên cởi bỉm cho con trong vài tiếng để tiện quan sát.

Chị cũng không nên dùng bỉm cho con suốt ngày đêm như hiện nay. Vì dùng bỉm liên tục, nước tiểu đọng lại lâu trong bỉm, chưa kể nhiều khi bé ị mà không phát hiện, để lâu mới thay thì rất dễ gây nhiễm khuẩn từ phân lên đường tiết niệu. Dấu hiệu dễ nhận thấy, đó là trên bỉm của trẻ có vết khô đục.

Vì thế, trong mùa đông này, dùng bỉm cho con cha mẹ phải hết sức lưu ý. Thường xuyên thay bỉm, rửa vệ sinh cho trẻ. Khi con ị nên thay bỉm ngay, không nên có tâm lý tiếc bỉm mới (vì nhiều trẻ, vừa đóng bỉm mới, bé đã són ị, tiếc bỉm, nhiều bà mẹ dùng giấy gạt phân đi bởi lượng phân rất ít rồi dùng tiếp). Thay bỉm cần quan sát bỉm, nếu trên bỉm có vết khô đục thì phải cho bé đi khám vì đó có thể là mủ niệu. Để phòng nhiễm khuẩn đường tiểu, ngoài vệ sinh sạch sẽ cho trẻ đúng cách (trẻ trai không bị hẹp bao quy đầu), thì ở trẻ nhỏ, cha mẹ không nên đóng bỉm cho con suốt ngày đêm.

Nói thêm về bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu, đây là căn bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, đến mức hầu như ai cũng từng bị một lần trong đời. Bệnh đặc biệt gặp nhiều ở các bé gái. Nguyên nhân là do ở giới nữ, bộ phận sinh dục và đường tiểu rất gần nhau nên dễ bị nhiễm khuẩn nếu không biết cách vệ sinh sạch sẽ.

 AloBacsi.vn  

 Theo PGS.TS Nguyễn Văn Bàng - Dân trí 


Nguồn: dantri.com.vn

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment