Mặt rỗ vì mắc bệnh thủy đậu

 Benh thuy dau Thủy đậu thường bùng phát vào thời điểm cuối đông đầu xuân. Tuy nhiên, năm nay, bệnh thủy đậu đang đến sớm hơn. 

Giới chuyên môn lo ngại thời tiết lạnh khô cũng là yếu tố thuận lợi cho virus thủy đậu (trái rạ) phát tán, dễ gây dịch.

 Bệnh thủy đậu rất nguy hiểm
 

Bệnh nhân mắc thủy đậu được chuyển đến Khoa Nhi - Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương là L.N.A, 15 tháng tuổi, ở Bắc Ninh. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng da, các vết phỏng nước xuất hiện khắp người, trong đó tập trung nhiều nhất ở đầu, chân và tay. Đặc biệt, bé A. bị sốt cao, bội nhiễm, một bên mắt viêm sưng tấy không mở được.

Theo mẹ cháu bé, ban đầu có một vài nốt phỏng trên đầu A. Sau đó, các mụn nước xuất hiện dày đặc ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân khiến cháu ngứa ngáy khó chịu, bỏ ăn.

Theo PGS-TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi - BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh thủy đậu thường tăng nhanh trong khoảng tháng 2- 6. Tuy nhiên, từ cuối tháng 10 vừa qua, BV đã ghi nhận rải rác những bệnh nhân mắc thủy đậu, trong đó có những trẻ biến chứng, phải điều trị kéo dài.

Mặt rỗ vì mắc bệnh thủy đậu, Da liễu, Sức khỏe đời sống, Benh thuy dau, dich thuy dau, thuy dau bung phat, virus thuy dau, nhiem trung da, phong nuoc, mac benh thuy dau, suc khoe, bao.

Bệnh thủy đậu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: NGỌC DUNG

Theo PGS-TS Bùi Vũ Huy, thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên, tuy lành tính nhưng nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách, có thể bị nhiều biến chứng. Bệnh cũng gây phiền toái cho người xung quanh vì tốc độ lây lan nhanh và rộng, đặc biệt ở những nơi đông người như trường học, văn phòng… thông qua tiếp xúc với người bệnh, hắt hơi hoặc tiếp xúc bằng tay với các vật dụng của người bệnh. Thậm chí, ngay cả khi đã hết bệnh, virus thủy đậu có thể vẫn tồn tại gây ra sang thương của bệnh zona những năm về sau.

Những biểu hiện đầu tiên của bệnh thường là trẻ quấy khóc, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, sốt và 1-2 ngày sau bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban dạng phỏng nước. Các nốt phỏng nước ban đầu nhỏ như các loại ban thông thường ở vùng ngực, bụng, lưng, mặt, chân và nhất là ở vùng da đầu. Đặc biệt, các nốt ban gây ngứa, làm bệnh nhân gãi nhiều, làm vỡ các nốt phỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, khi lành sẽ để lại sẹo lõm, dẫn đến mặt rỗ, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Nặng hơn, các mụn nước của bệnh thủy đậu gây ra còn là nơi mà vi khuẩn dễ xâm nhập, gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Khoa Nhi - BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, thủy đậu thường diễn biến trong vòng 7-10 ngày và tự ổn định. Tuy nhiên, trong những trường hợp sức đề kháng kém, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh chưa tốt, không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não, thậm chí tử vong.

 Nhiều sai lầm trong phòng bệnh 

Không chỉ trẻ nhỏ, những năm gần đây, tỉ lệ người lớn mắc bệnh thủy đậu cũng nhiều hơn. Bệnh này cũng đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ vì có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Theo PGS-TS Bùi Vũ Huy, hiện nhiều người vẫn cho rằng thủy đậu là bệnh nhẹ nên chủ quan. Có những phụ huynh đợi đến mùa dịch mới tiêm phòng cho trẻ. “Cần tiêm phòng cho trẻ trước mùa dịch, bởi sau khi tiêm 2-4 tuần, vắc-xin mới có tác dụng bảo vệ. Tuy nhiên, không phải vì tiêm phòng rồi mà lơ là phòng bệnh. Kể cả khi đã tiêm phòng vắc-xin vẫn có nguy cơ mắc bệnh do một số bé có cơ địa không đáp ứng với vắc-xin, tiêm chưa đủ liều… nhưng so với trẻ chưa tiêm vắc-xin, bệnh sẽ diễn tiến nhẹ hơn” - TS Huy nhấn mạnh.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm một quan niệm sai lầm thường gặp là nhiều người kiêng tắm khi bị thủy đậu. Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế kiêng tắm rửa, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa khiến người bệnh gãi nhiều, càng dễ nhiễm trùng. Trẻ cần được tắm rửa bằng nước sạch nhưng không chà xát mạnh gây vỡ nốt phỏng. Ngoài ra, cũng không nên cho tắm nước lá, bôi thuốc dân gian không rõ nguồn gốc lên vết phỏng. Bác sĩ Lê khuyến cáo khi mắc thủy đậu, người bệnh cần được cách ly khoảng 7 ngày. Phụ nữ đang mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh.

 Nên tiêm phòng cho trẻ 

Các bác sĩ cũng lưu ý: Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh thủy đậu và giảm độ nặng của bệnh. Nên tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi. Liều đầu tiên bắt đầu thực hiện ở lứa tuổi 12-15 tháng, liều thứ hai tiêm sau 4-12 tuần hoặc trong khoảng 4-6 tuổi để gia tăng hiệu quả bảo vệ và giảm sự nhiễm lại thủy đậu cho trẻ. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh thiếu niên và người lớn, nên tiêm 2 liều cách nhau 6 tuần.

Nguồn: 24h.com.vn

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment