8 dấu hiệu cảnh báo bạn bị kiệt sức

 Kiet suc Mệt mỏi vô cớ, thường xuyên chóng mặt là dấu hiệu cảnh báo bạn bị kiệt sức. 

 1. Mệt mỏi một cách vô cớ 

Vào mỗi buổi sáng, bạn thường xuyên cảm thấy toàn thân rệu rã, thiếu sức sống một cách vô cớ? Bạn có gặp khó khăn khi rời khỏi chiếc giường ngủ? Hoặc bạn có cảm giác mệt mỏi? Tất cả những biểu hiện trên là những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bạn đang bước vào giai đoạn đầu của sự suy kiệt sức lực.

 2. Phụ thuộc nhiều vào các chất kích thích 

Bạn có phụ thuộc quá nhiều vào những loại đồ uống như cà phê, trà, cola hay không? Bạn có cảm thấy mình uể oải, mất hết năng lượng mà không có chúng? Bạn không xác định được mức caffeine mình đã dung nạp vào cơ thể?

Nếu bạn sử dụng các đồ uống có chứa nhiều caffeine như là một thói quen không thể từ bỏ hoặc vì nếu không có chúng, bạn không thể làm được gì thì đó là một trong những triệu chứng chứng tỏ bạn đang bị suy kiệt về sức khỏe.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn bị kiệt sức, Stress, Sức khỏe đời sống, Kiet suc, stress, met moi, chong mat, dau dau, ham muon tinh duc, thieu tap trung, tinh than, suc khoe, bao.

Bạn phải đấu tranh để theo kịp các thói quen thường ngày là dấu hiệu cảnh báo bị kiệt sức

 3. Đấu tranh để theo kịp các thói quen thường ngày 

Bình thường, việc lên tinh thần để hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống là điều đương nhiên bạn phải làm. Thế nhưng, nếu ngay cả những thói quen thông thường trong cuộc sống cũng trở nên quá nặng nề với bạn thì có nghĩa bạn đang gặp rắc rối về vấn đề sức khỏe.

Trước đây, bạn có thể hoàn thành nhẹ nhàng các công việc như: giặt quần áo, dọn dẹp nhà, sắp xếp lại mọi thứ xung quanh, nấu ăn… Nhưng giờ đây, bạn chỉ hoàn thành ½ trong số chừng ấy công việc mà đã thấy cơ thể mất hết sức lực và phải đấu tranh tư tưởng có nên tiếp tục hay không. Đó chính là dấu hiệu bạn đang bước vào giai đoạn suy kiệt sức lực.

 4. Không thể phục hồi hoàn toàn khi bị bệnh/chấn thương 

Một triệu chứng điển hình của kiệt sức quá mức là bạn có cảm giác hệ thống miễn dịch của mình đã suy giảm rõ rệt. Bạn thường xuyên cảm thấy cơ thể bị lạnh, đau đầu, sốt, bạn có thời gian điều trị và khỏi bệnh dài hơn rất nhiều so những người khác.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn bị kiệt sức, Stress, Sức khỏe đời sống, Kiet suc, stress, met moi, chong mat, dau dau, ham muon tinh duc, thieu tap trung, tinh than, suc khoe, bao.

Kiệt sức về thể chất và tinh thần sẽ ngăn cản cơ thể bạn sự phục hồi khi bị bệnh hoặc gặp chấn thương.

 5. Thường xuyên chóng mặt 

Bạn thường xuyên phải trải qua những cơn chóng mặt vào buổi sáng. Đó chính là dấu hiệu của sự mệt mỏi cùng cực. Khi bị suy kiệt, cơ thể sẽ không thể cung cấp đủ oxy tới não, hiệu quả của sự suy giảm lượng máu và tim giảm, dẫn tới việc bạn thường xuyên bị chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu!

Cách tốt nhất là bạn nên tới gặp bác sỹ để kiểm tra càng sớm càng tốt nếu thấy mình bị chóng mặt.

 6. Giảm ham muốn tình dục 

Sự căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể chính là nguyên nhân làm giảm ham muốn tình dục. Nếu bạn bị suy kiệt sức lực, cơ thể hoặc suy sụp về tinh thần, bạn hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc.

 7. Thiếu tập trung 

Thiếu ngủ,stress, lo âu - tất cả những yếu tố này có khả năng làm giảm sự chú ý của bạn đến từng chi tiết. Thiếu tập trung là một dấu hiệu cảnh báo vô cùng quan trọng rằng cơ thể bạn đang bị kiệt sức, mệt mỏi và cần nhanh chóng được điều trị. Bởi nó có thể nguy hiểm nếu bạn lơ đãng khi điều khiển xe, hoặc vận hành máy móc...

 8. Thiếu niềm vui trong cuộc sống 

Kiệt sức ảnh hưởng rất lớn đến bạn theo hai phương diện: thể chất và tinh thần. Căng thẳng, trầm cảm là triệu chứng và kết quả của sự mệt mỏi quá mức. Nó sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên nặng nề hơn.

Vì thế, nếu bạn đang thấy rằng tất cả mọi niềm vui đã biến mất khỏi cuộc sống của mình. Bạn không muốn đi ra ngoài. Bạn mệt mỏi và chán nản… Hãy tìm đến bác sỹ để xem mức độ ảnh hưởng và nhanh chóng khắc phục tình trạng suy kiệt sức khỏe.

Nguồn: 24h.com.vn

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment