Nỗi đau phía sau cánh cửa phòng khám

 Benh tam than Chị không thể làm tròn trách nhiệm của người vợ chỉ vì căn bệnh tâm lý. 

Ngày nay, môi trường sống có quá nhiều áp lực khiến nhiều người mắc bệnh mà không biết bởi bệnh chỉ biểu hiện ở dạng rối loạn cơ thể, rối loạn tâm lý, trầm cảm...

Nỗi đau phía sau cánh cửa phòng khám, Stress, Sức khỏe đời sống, Benh tam than, benh tam than phan liet, roi loan tam than, roi loan tram cam, stress, roi loan tam ly, benh dien loan, do hoi, suc khoe, bao.

Nhiều người không chịu nổi áp lực trong công việc cần đến bác sĩ tâm thần để tư vấn, điều trị. Ảnh minh họa.

 Nỗi đau phía sau cánh cửa phòng khám 

Ở Việt Nam, bệnh tâm thần phân liệt do yếu tố tâm lý dường như vẫn còn khá mới mẻ. Thế nhưng, căn bệnh ấy đã đang và sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh và xã hội. Lang thang một ngày tại một số khoa khám bệnh về vấn đề tâm thần, chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp mắc bệnh tâm thần phân liệt bởi những lý do khác nhau.

Cánh cửa phòng khám tại BV Đại học Y Hà Nội mở ra, một phụ nữ với gương mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu như vô hồn xuất hiện. Khép cửa lại, chị bước tới chiếc ghế chờ còn trống ngồi ôm mặt khóc nức nở. Thấy vậy, tôi bước tới đưa chị gói giấy ăn vừa mua. Lau vội những giọt nước mắt, chị ngẩng lên nhìn tôi. Qua một vài câu xã giao, tôi được chị trút bầu tâm sự.

Chị tên Vũ Hồng Hạnh 30 tuổi (ở Khoái Châu, Hưng Yên). Đây là lần thứ 5 chị Hạnh đi khám bệnh và cũng trong lần này, chị được bác sỹ xác định mắc chứng rối loạn tâm lý - một trong số hơn 300 rối loạn của bệnh tâm thần (tâm thần phân liệt). Chỉ vì căn bệnh này, hạnh phúc của chị có nguy cơ tan vỡ bởi sợ "gần gũi" với chồng...

Nỗi đau phía sau cánh cửa phòng khám, Stress, Sức khỏe đời sống, Benh tam than, benh tam than phan liet, roi loan tam than, roi loan tram cam, stress, roi loan tam ly, benh dien loan, do hoi, suc khoe, bao.

BS đang tư vấn cho bệnh nhân nữ. (Ảnh minh họa)

Qua lời chị, tôi được biết chị lấy chồng năm 27 tuổi, đó là một người đàn ông khá hoàn hảo. Ngoài việc kiếm tiền giỏi, chồng chị hết mực yêu thương và chăm sóc gia đình rất chu đáo. Anh luôn biết chiều và làm hài lòng chị.

Dừng lại để lấy hơi, chị kể tiếp, vì ham muốn tiến xa hơn trên con đường công danh, chị lao đầu vào công việc để được thăng tiến. Từ một nhân viên văn phòng bình thường, chị trở thành trưởng phòng với mức lương "khủng".

Nhưng áp lực quá lớn từ công việc khiến bản thân chị lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Gác lại những buổi đi chơi, thăm thú bạn bè của vợ chồng son rỗi, chị lao đầu vào công việc.

Hai từ "công việc" luôn hiện hữu trong đầu khiến chị luôn phải oằn mình gắng gượng. 8 tiếng làm việc tại công ty chẳng đủ, chị phải mang về nhà làm tới khuya khiến nhiều lần chồng chị phải giục đi ngủ. Lâu dần, khái niệm ngủ, nghỉ, ăn, uống của chị trở nên bất định.

Chỉ sau vài tháng lao đầu vào làm việc áp lực cao, chị Hạnh sụt cân một cách "khủng khiếp". Từ một người phụ nữ khá tròn trĩnh, chị trở nên  gầy guộc với chiều cao 1 mét 60 nhưng không nặng nổi 40 kg. Chị Hạnh kể tiếp, chị ngủ rất ít.

Chị thường xuyên phải sử dụng thuốc an thần mới chợp mắt được nhưng giấc ngủ chập chờn đầy mộng mị. Việc ăn uống với chị cũng là một sự tra tấn. Nỗi kinh hoàng của chị là ăn và ngủ trong khi trước kia đây là hai sở thích lớn.

Thấy cơ thể thay đổi tới mức chóng mặt, chị Hạnh lo lắng bổ đi khám bệnh. Tuy nhiên, làm hết xét nghiệm này tới xét nghiệm khác tại nhiều nơi nhưng vẫn không xác định được chị mắc bệnh gì, cơ thể ngày càng héo hon.

Sau khi được bạn bè mách nước thử khám bác sỹ tâm lý, chị nghe theo và được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm lý. Nguyên nhân là do áp lực công việc quá cao khiến bản thân không tự cân bằng được giữa công việc và cuộc sống gia đình...

Khác với chị Hồng Hạnh, bà T.Đ.T (Sóc Sơn, Hà Nội) lại mắc chứng bệnh rối loạn dạng cơ thể (tức là các rối loạn mang tính chất giống như bệnh một lý nhưng không phải là bệnh lý), nảy sinh từ áp lực tâm lý.

Bà kể, luôn cảm thấy đau vùng ngực, nhiều lúc tim đau nhói và đau đầu liên miên. Kèm theo những nỗi đau cơ thể ấy, bà bị mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn... Trước những biểu hiện của bệnh lý ấy, bà đi khám tại một số phòng khám được dự đoán là gan nhiễm mỡ, đau dạ dày... Thế nhưng, các xét nghiệm lại cho ra kết quả cơ thể bà hoàn toàn bình thường.

 Nhiều người có thể mắc 

Trao đổi với PV bác sỹ Bình, nguyên viện trưởng Viện Tâm thần học, BV Bạch Mai, hiện là bác sỹ tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết: Những người mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt này không chỉ tồn tại ở lứa tuổi đi làm, người già mà lứa tuổi thanh thiếu niên số lượng mắc bệnh khá lớn.

Khi ngồi trong phòng khám nhận kết quả, bản thân bà và bác sỹ rất ngạc nhiên. Sau một hồi trò chuyện, PGS.TS Trần Hữu Bình, nguyên Viện trưởng Viện Tâm thần học, BV Bạch Mai, hiện là bác sỹ tại bệnh viện ĐH Y Hà Nội kết luận, bà bị bệnh rối loạn dạng cơ thể liên quan đến yếu tố tâm lý. Nguyên nhân chính là do bà lo lắng cho sự hàm oan của người em trai.

Theo lời bà kể, em trai bà là trụ trì của một ngôi chùa nhưng đang bị người dân ở đấy nghi ngờ lấy trộm tiền trong tượng phật. Quá lo lắng cho người em trai xuất gia của mình, bà luôn cảm thấy bất an, có biểu hiện của rất nhiều bệnh lý.

 Phải chữa bằng tâm bệnh 

Để phòng tránh căn bệnh này, con người phải biết cân bằng cuộc sống, tránh để xảy ra tình trạng trầm cảm, lo lắng thái quá, mất ăn, mất ngủ liên miên... Dưới góc độ của một nhà khoa học, PGS.TS Trần Hữu Bình cho rằng: "Để không mắc bệnh, con người phải biết tự mình vượt qua những cám dỗ, những thử thách trong cuộc sống.

Ví dụ như nhiều đứa trẻ nghiện game tới mức bản thân nó không khống chế được niềm ham thích. Thiếu game nó không thể chịu được, bắt buộc phải tiếp cận. Và khi vướng vào đây, chúng mất nhiều thời gian để sống với đời sống ảo, tách rời giá trị đích thực của bản thân với xã hội, hệ quả là suy kiệt tâm lý, có những biểu hiện của rối loạn tâm lý trong quan hệ ứng xử với cha mẹ, bạn bè...

Bên cạnh đó là sự suy kiệt cơ thể có thể dẫn tới cái chết hoặc có những hành động trộm cắp, giết người như trong game...".

Với hai trường hợp mắc bệnh trên, PGS.TS Bình cho rằng cần phải điều trị khắc phục chứng chán ăn, mất ngủ. Phải có sự động viên, chia sẻ để những áp lực tâm lý trong lòng người bệnh được giải tỏa, có như vậy việc điều trị mới được nhanh chóng. Thêm vào đó, người bệnh phải biết tự mình cân bằng, vượt qua những lo âu, suy nghĩ trong lòng...

Khi có những biểu hiện của bệnh lý, người bệnh không được chủ quan cần phải đi khám ngay để được phát hiện và điều trị sớm nhất. Bởi khi đã mắc phải chứng rối loạn tâm lý, bản thân người bệnh không thể kiểm soát được hành động, suy nghĩ của mình... khiến công việc, học hành, cuộc sống rơi vào bế tắc. Bởi đã có rất nhiều trường hợp mắc bệnh do bản thân chủ quan, không được phát hiện sớm và điều trị dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội.

 Yêu chồng nhưng luôn cảm thấy có lỗi với chồng 

Chị Hạnh cũng kể thêm, bệnh này còn khiến chị sợ... chồng. Việc "gần gũi" với chồng giờ chỉ là nghĩa vụ để giữ chồng chứ bản thân chị không hề thích thú, ngược lại chị còn thấy "hoảng sợ", lâu dần trở thành ác mộng. Nói đến đây, chị bật khóc, sợ một ngày nào đó, chồng chị sẽ bỏ chị. "Nếu điều ấy xảy ra, con đường chị chọn sẽ là cái chết. Chị yêu chồng chị nhưng không thể làm tròn trách nhiệm của một người vợ với chồng chỉ bởi căn bệnh tâm lý", chị nói trong đau đớn.

Nguồn: 24h.com.vn

Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment